Trở thành thành viên

Trở thành thành viên
Lorem Ipsum is simply dummy text of the printing and typesetting industry.

Contact Info

684 West College St. Sun City, United States America, 064781.

(+55) 654 - 545 - 1235

info@organiky.com

7 bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi

Người cao tuổi thường gặp những bệnh lý nào?

Tuổi cao kèm theo cơ chế thoái hóa tự nhiên và nhiều chức năng cơ quan suy giảm, trong đó có khả năng đề kháng, dẫn đến sự suy giảm dần dần năng lực thể chất và tinh thần, nguy cơ mắc bệnh ngày càng tăng. Bệnh ở người cao tuổi (60 trở lên) thường trở thành mạn tính, kéo dài hay tái phát và khó điều trị hơn.

Các tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi bao gồm bệnh lý tim mạch, đục thủy tinh thể và tật khúc xạ, đau lưng và cổ, viêm xương khớp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tiểu đường, trầm cảm và mất trí nhớ. Người cao tuổi có nhiều khả năng mắc phải một số bệnh cùng lúc.

người cao tuổi

Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi

  1. Huyết áp cao

Huyết áp cao được định nghĩa là huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên, là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với bệnh tim mạch và bệnh thận mãn tính.

Người cao tuổi bị tăng huyết áp có thể bị từ các giai đoạn tuổi trưởng thành, tuổi trung niên, hoặc do ăn chế độ ăn uống nhiều mỡ, muối, thường nhất là do thành mạch bị xơ vữa nhiều, dẫn đến hẹp lòng mạch gây tăng huyết áp.

Bệnh tăng huyết áp ở người già rất dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim,…

Tăng huyết áp không được kiểm soát ở hơn 50% dân số tăng huyết áp ở Việt Nam, điều này cho thấy nhu cầu bức thiết về các hướng dẫn điều trị tăng huyết áp, bao gồm: chẩn đoán tăng huyết áp, khuyến cáo theo dõi huyết áp tại nhà và điều trị tăng huyết áp.

2. Mỡ máu cao

Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hoá lipid, chất mỡ chủ yếu là cholesterol và triglyceride, khi chúng có nồng độ cao trong máu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi.

Bệnh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lipid võng mạc, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, là yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch và đột quỵ.

Theo Bộ Y tế, khoảng 26% người Việt Nam trong lứa tuổi từ 25-74 bị máu nhiễm mỡ. Và đối với những người cao niên trên 60 tuổi, tình trạng mỡ máu cao hoàn toàn không hề hiếm gặp.

Tại Việt Nam có đến gần 50% người trưởng thành sống tại thành thị bị mỡ máu cao – một tình trạng xảy ra khi cơ thể bạn có quá nhiều Cholesterol xấu, dẫn đến tắc động mạch, có thể dẫn đến bệnh tim. Theo thống kê, cứ 10 người trưởng thành có 3 người cholesterol cao (chiếm tỉ lệ 30%), ở thành thị là 44,3%. Hơn 50% phụ nữ 50-65 tuổi bị thừa cholesterol trong máu.

Nguyên nhân gây nên tình trạng mỡ máu cao chủ yếu do chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa như bơ, mỡ động vật, các loại thịt đỏ, thịt mỡ… Cộng thêm việc sử dụng nhiều rượu bia gây ra cholesterol xấu trong máu tăng và ứ đọng trong suốt thời gian dài.

3. Bệnh xương khớp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng đau nhức xương khớp ở người lớn tuổi, trong đó phải kể đến tình trạng thoái hóa sụn khớp do thiếu những dưỡng chất cần thiết như canxi, collagen, vitamin D… Các chứng đau nhức đầu xương, đau lưng, mỏi gối, mỏi dọc xương dài như xương đùi, cánh tay, tê nhức tay chân… là những dấu hiệu cảnh báo rõ rệt. Người bị đau nhức xương khớp còn hay ra mồ hôi và mệt mỏi về đêm. Nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến biến dạng khớp, dính khớp và có thể tàn phế.

Chính vì vậy, người cao tuổi cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, bổ sung các loại thực phẩm giàu can-xi, vitamin, a-xít béo omega-3… để ngăn chặn sự thoái hóa sụn khớp, phòng chống loãng xương. Khi bị đau nhức khớp, có thể sử dụng các loại dầu, cao để làm nóng, thúc đẩy máu lưu thông đến các khớp dễ dàng hơn.

4. Bệnh tiểu đường

Tiểu đường được chẩn đoán xác định khi đường máu bất kỳ đạt nồng độ trên 200 mg% và/hoặc đường máu lúc đói trên 126 mg%. Bệnh tiểu đường có 2 tuýp là I và II. Tiểu đưởng tuýp II thường gặp ở người cao tuổi.

Bệnh xảy ra khi cơ thể đề kháng hoặc không sản xuất đủ insulin. Insulin là thứ mà cơ thể sử dụng để lấy năng lượng từ thức ăn và phân phối nó đến các tế bào. Khi điều này không xảy ra, cơ thể sẽ bị tăng đường huyết, có thể dẫn đến các biến chứng tiểu đường như bệnh thận, bệnh tim hoặc mù lòa. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên sau 45 tuổi.

Có nhiều nguyên nhân và cơ chế giải thích bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi. Gan suy yếu theo tuổi già kéo theo sự suy giảm quá trình sử dụng và chuyển hóa đường trong cơ thể; hoạt động của hormon Insulin không hiệu quả; tụy bị lão hóa nên giảm tiết Insulin,… Tất cả các cơ chế trên gây nên hậu quả tăng đường máu dẫn đến bệnh tiểu đường.

5. Đột quỵ

Tuổi cao là yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh mạch máu não như bệnh đột quỵ não. Đó là vì ở giai đoạn này, hệ mạch giảm độ đàn hồi, thường xảy ra xơ cứng mạch máu, lại hay kèm theo bệnh tăng huyết áp khi tuổi xế chiều. Thời điểm dễ xảy ra trong ngày là chiều tối và đêm. Người bệnh đột nhiên choáng váng, giảm ý thức, bại yếu một bên cơ thể người. Trong các trường hợp nặng, người bệnh quỵ ngã đột ngột và bất tỉnh.

6. Suy tim

Mặc dù phổ biến hơn ở người lớn tuổi (từ 65 trở lên), bệnh suy tim có thể xảy ra với bất cứ ai, kể cả trẻ em.

Suy tim là hậu quả của tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng tim, dẫn đến tim không đủ khả năng tiếp nhận máu hoặc đưa máu đi nuôi cơ thể.

Suy tim có nhiều loại, bao gồm suy tim trái/ suy tim phải, suy tim tâm thu/ suy tim tâm trương, suy tim cấp/ suy tim mãn,… Với bệnh suy tim mạn tính, bệnh nhân thường có những triệu chứng: Khó thở, mệt mỏi, phù chân, ho khan, tiểu đêm nhiều.

Suy tim ở người già chủ yếu là do: huyết áp cao không điều trị, bệnh cơ tim thiếu máu, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim (hẹp, hở van 2 lá, hẹp hở van động mạch chủ), bệnh tim bẩm sinh không điều chỉnh bằng phẫu thuật (hẹp van động mạch phổi, còn ống động mạch…), viêm cơ tim, suy thận mạn tính, loạn nhịp tim kéo dài.

7. Bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ

Bệnh Alzheimer là một loại bệnh mất trí nhớ – một tình trạng gây mất trí nhớ và gặp khó khăn trong việc suy nghĩ hoặc giải quyết vấn đề đến mức gây trở ngại cho các hoạt động hàng ngày ở người cao tuổi. Sa sút trí tuệ không phải là một phần bình thường của quá trình lão hóa và được gây ra bởi những thay đổi trong não theo thời gian.

Các yếu tố rủi ro lớn nhất đối với tình trạng mãn tính này bao gồm tuổi tác, tiền sử gia đình và di truyền.

Lời khuyên giành cho người cao tuổi

Tập thể dục nhẹ nhàng nhưng thường xuyên, ăn uống cân đối, đa dạng, lưu ý chất béo và có một cuộc sống tinh thần thoải mái được coi là những biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Không thay đổi được tuổi nhưng ta có thể thay đổi thói quen hút thuốc và uống rượu, bia. Tinh thần thoải mái là biện pháp sống khỏe ở người cao tuổi.

Trong mọi trường hợp cần hết sức lưu ý vì người cao tuổi có những đặc thù riêng về sức khỏe và tâm lý. Hãy đưa người cao tuổi đi khám nếu có những dấu hiệu bất thường và xử lý các vấn đề về sức khỏe theo hướng dẫn chuyên khoa.

Trung tâm sinh hoạt người cao tuổi Genki (gọi tắt theo tên tiếng Anh là Genki House) được đầu tư bởi Tập đoàn đầu tư Khôi Nguyên sẽ thiết lập một môi trường sinh hoạt và chăm sóc sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần phù hợp cho người cao tuổi, để ông bà/cha mẹ của chúng ta có được một cuộc sống ý nghĩa và chất lượng trong từng ngày.

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

Genki House sẽ chính thức khai trương vào Quý I/2024.

Nguồn: Bệnh viện đại học y Tân Tạo